1, 2, 50, 100 Đô la Mỹ bằng bao nhiêu tiền Việt? Tỷ giá hôm nay?

Tại Việt Nam, bên cạnh vàng, cổ phiếu và tiền Việt Nam, ngoại tệ là phương tiện được sử dụng nhiều nhất dành cho việc tiết kiệm, trao đổi ngang giá, v.v. Ngoại tệ mà người Việt Nam hay sử dụng nhất chính là đô la Mỹ (hay US dollar, USD, US$). Tỷ giá của đô la Mỹ chính là điều mà nhiều người quan tâm nhất. Liệu 100, hay 1, 2,…đô la Mỹ bằng bao nhiêu tiền Việt? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

1, 2, 50, 100 Đô la Mỹ bằng bao nhiêu tiền Việt?

Tỷ giá đô la Mỹ tại Việt Nam

Tỷ giá, hay tỷ giá hối đoái, của ngoại tệ thường dao động theo ngày. Mỗi ngày sẽ có một mức giá khác nhau. Đồng thời, tùy vào phương thức mua và bán mà tỷ gá có sự chênh lệch khác nhau. Nhiều người có thói quen đầu tư vào ngoại tệ sẽ rất cần phải theo dõi tỷ giá thường xuyên.

Mọi người thường nghĩ chênh vài trăm đồng Việt Nam sẽ không dẫn đến sự khác biệt. Điều này chỉ đúng khi chúng ta đổi 1, 2, hay 10 đô lẻ. Còn nếu đổi số lượng hàng trăm, hàng nghìn đô, sự chênh lệch sẽ rất lớn, và rất có thể chúng ta sẽ “lỗ”. Vì vậy, cần cập nhật và nắm bắt tỷ giá đối hoái thật thường xuyên và nhanh chóng.

Cho đến ngày 07/10/2019, theo ngân hàng Vietcombank, 1 đô la Mỹ bằng 23,115.00 VNĐ (một đô la Mỹ bằng hai mươi ba nghìn một trăm mười lăm Việt Nam đồng). Đây là giá mà Vietcombank thu mua ngoại tệ bằng tiền mặt, còn bằng chuyển khoản sẽ là 23,145.00 VNĐ (hai mươi ba nghìn một trăm bốn mươi lăm Việt Nam đồng).

Ngân hàng Vietcombank đồng thời bán ngoại tệ với giá 1 đô la Mỹ = 23,265.00 VNĐ (một đô la Mỹ bằng hai mươi ba nghìn hai trăm sáu lăm Việt Nam đồng). Tỷ giá có thể chênh lệch nhẹ giữa các ngân hàng với nhau.

Tương ứng, nếu mọi người muốn biết 2, 20, hay 100 đô la Mỹ bằng bao nhiêu, có thể nhân 1 đô la Mỹ lên để ra tỉ giá chính xác. Mọi người có thể tham khảo tỷ giá tương đối giữa đô la Mỹ và Việt Nam đồng tại bảng sau (tỷ giá có thể thay đổi theo ngày giờ).

ĐÔ LA MỸ

VIỆT NAM ĐỒNG

$1 23,115 VNĐ
$2 46,230 VNĐ
$5 115,575 VNĐ
$10 231,150 VNĐ
$20 462,300 VNĐ
$50 1,155,750 VNĐ
$100 2,311,500 VNĐ

Quy định sử dụng ngoại tệ tại Việt Nam

Ngoại tệ được hiểu là đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (theo Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010). Việc sử dụng ngoại tệ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, chính vì vậy mà nhà nước cần hạn chế việc sử dụng loại tiền này tại Việt Nam.

Về nguyên tắc, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo đều không được sử dụng ngoại hối, trừ các trường hợp như:

  • Giao dịch với tổ chức tín dụng gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài được kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối.
  • Thanh toán thông qua trung gian gồm thu hộ, ủy thác, đại lý
  • Các trường hợp cần thiết khác được Thủ tướng Chính phủ cho phép

Việc mua bán ngoại tệ cũng bị hạn chế và kiểm soát chặt chẽ. Cụ thể, các cá nhân chỉ được mua bán ngoại tệ tiền mặt tại các địa điểm được phép bán ngoại tệ thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng và các đại lý của tổ chức tín dụng đã được cho phép trước đó. Đồng thời, mỗi cá nhân chỉ được giao dịch, trao đổi, mua bán ngoại tệ 100USD/người/ngày, bất kể là trẻ em hay người lớn.

Mọi người cần tìm hiểu thật kỹ càng về quy định mua bán, sử dụng ngoại tệ tại Việt Nam, nếu không sẽ rất dễ đến các trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính mà không hề hay biết. Thực tế, các quy định của pháp luật siết chặt quản lý về sử dụng, trao đổi ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam.

1, 2, 50, 100 Đô la Mỹ bằng bao nhiêu tiền Việt?

Các phương thức theo dõi tỷ giá đô la Mỹ

Mọi người có thể theo dõi tỷ giá ngoại tệ chung tại website của các ngân hàng. Hoặc, trước cửa các chi nhánh ngân hàng đều có một bảng tỷ giá ngoại tệ, tập trung vào các ngoại tệ mọi người thường sử dụng là đô la Mỹ, đô Sing, v.v. giúp mọi người dễ dàng theo dõi tỷ giá hối đoái.

Việc nắm bắt tỷ giá hối đoái, nắm bắt 1, 2, hay 100 đô la Mỹ bằng bao nhiêu tiền Việt thường xuyên là rất quan trọng. Bên cạnh việc theo dõi, cập nhật tỉ giá thường xuyên, mọi người cũng cần để ý đến các quy định của pháp luật để tránh được những rủi ro khi sử dụng, mua bán, trao đổi ngoại tệ trên thực tế.

XEM THÊM: